nuốt | đt. ực vật nhai hoặc ngậm trong miệng xuống bao-tử: Đói lòng ăn trái khổ-qua, Nuốt vô sợ đắng nhả ra bạn cười (CD). // (B) Ăn-hiếp, át mất: Đi một mình lại đó nó nuốt mầy đa! Cái áo màu nuốt mất cái áo đen // Làm để hưởng: Việc đó khó nuốt. |
nuốt | - đg. 1 Làm cho đồ ăn uống từ miệng qua thực quản, xuống dạ dày. Nuốt miếng cơm. Nuốt viên thuốc. Nghe như nuốt từng lời (b.). 2 Cố nén xuống, như làm cho chìm sâu vào trong lòng, không để lộ ra. Nuốt hận. Nuốt giận làm lành. Nuốt nước mắt (b.; cam chịu đau đớn trong lòng). 3 (kng.). Chiếm đoạt gọn bằng quyền thế hay mánh khoé. Chánh tổng nuốt không mấy sào ruộng. Nuốt không trôi món tiền hối lộ. 4 Làm át hẳn đi bằng một sức tác động mạnh hơn. Tiếng gọi bị nuốt trong tiếng mưa gió. Cặp kính to như nuốt cả khuôn mặt (b.). |
nuốt | đgt. 1. Làm cho thức ăn đồ uống vào miệng để xuống dạ dày: nuốt miếng cơm o nuốt thuốc. 2. Dằn nén sâu vào trong lòng, để không biểu hiện ra ngoài: nuốt hận o nuốt nước mắt. 3. Cướp đoạt, chiếm dụng bằng quyền lực hay mánh khóe: nuốt không mấy triệu đồng o Nó phải nôn ra, nuốt sao trôi của bất nghĩa đó. 4. Choán, làm át hẳn đi: Cặp kính nuốt cả khuôn mặt. |
nuốt | dt Một loại sứa ở biển: Mình nuốt nhỏ và trắng. |
nuốt | đgt 1. Đưa thức ăn uống từ mồm qua cuống họng vào dạ dày: ăn sống nuốt tươi (tng); Cá lớn nuốt cá bé (tng); Đói lòng ăn khế với sung, trông thấy mẹ chồng mà nuốt chẳng trôi (cd); ăn nhiều, nuốt không xuống (HCM). 2. Chiếm đoạt bằng mánh khoé hay quyền thế: Thoả dạ nước to nuốt nước bé (Tú-mỡ); Mấy tên Việt gian nuốt hàng triệu đồng rồi trốn đi. 3. Nén xuống, không để lộ ra: Ngậm sầu, nuốt tủi. 4. át hẳn đi: Màu hồng đó bị màu đỏ rực nuốt đi; Tiếng tụng kinh bị tiếng chuông nuốt đi. 5. Nghe một cách chăm chú: Khi Bác Hồ nói bà con nuốt từng lời. |
nuốt | dt. Vật ở biển, thuộc loài sứa, mình nhỏ và trắng ăn dòn: Mềm như nuốt. |
nuốt | đt. Lấy hơi đưa đồ ăn xuống cổ họng: Nuốt nước miếng. Cá lớn nuốt cá bé. // Nuốt sống, nuốt tươi, nuốt đồ ăn còn sống, còn tươi; ngb. thắng dễ dàng. Nuốt trửng, nuốt chớ không nhai. Nuốt lời, không giử lời. Nuốt hờn, dằn hờn xuống, quên sự hờn. Ngb. Ăn đứt đi, lấn át mất: Màu áo sặc sở đã nuốt mất màu da mặt trắng đẹp. |
nuốt | .- d. Loài động vật ở biển, mình trong, nhỏ hơn sứa. |
nuốt | .- đg. 1. Đưa một vật từ mồm qua cuống họng vào dạ dày: Nuốt viên thuốc. 2. Ăn đứt đi, cướp mất đi: Mấy đứa Việt gian mỗi đứa nuốt mấy triệu rồi chốn. 3. Lấn át hẳn đi: Cá lớn nuốt cá bé (tng). 4. Nén xuống, không để lộ ra: Nuốt giận. |
nuốt | Lấy hơi đưa đồ ăn đồ uống xuống cổ họng: Nuốt miếng cơm. Nuốt nước bọt. Nghĩa bóng: Ăn đứt đi, át đi: Một cái tranh đẹp, nuốt hết cả những tranh khác. Văn-liệu: Ăn sống, nuốt tươi. Cá lớn, nuốt cá bé. Đói lòng ăn khế với sung, Trông thấy mẹ chồng mà nuốt chẳng trôi (C-d). Đắng cay cũng phải nuốt đi, Ăn thì ăn vậy ngon gì mà ngon (C-d). Nghe ra ngậm đắng, nuốt cay thế nào (K). |
nuốt | Giống vật ở bể, thuộc loài sứa, mình nhỏ và trắng. |
Và người ta đặt giá cho nàng như người ta đặt giá cho một món ăn có đôi mùi thú vị , dễ nnuốt, khác hẳn những món ăn người ta thường dùng hàng ngày. |
Nhà mày đã nuốt quen phải không ? Lần nào cũng thế , đi chợ về , Trác chưa kịp đặt chiếc rổ trong xó bếp , mợ đã hậm hực từ trên nhà đi xuống rồi lục , bới tung cả rổ thức ăn , chê hết cái nọ đến cái kia. |
Nàng ngượng không dám nuốt mạnh sợ Trương nghe thấy. |
Nói đến hai chữ " Ngon quá " nàng suýt xoa chép miệng một cái và nuốt trôi được chỗ nước dãi. |
Chàng nuốt nước bọt không biết vì ghê tởm nên lợm giọng hay vì thèm muốn cái thú nhục giục thiếu thốn đã mấy tháng nay. |
Bỗng có một tiếng ve kêu rít lên , tiếng kêu to và gắt , nữa chừng bị ngắt cụt : Trương hiểu là con ve sầu đã bị con chim nuốt chửng. |
* Từ tham khảo:
- nuốt cay ngậm đắng
- nuốt chửng
- nuốt giận làm lành
- nuốt lời
- nuốt nước bọt
- nuốt sống